==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Haneul Park: Hàn Quốc tái sinh công viên từ bãi rác

Công viên Seoul World Cup là một trong những công viên lớn nhất  ở Seoul Hàn Quốc . Ngoài cái tên World Cup Park, công viên này còn được gọi là Haneul (하늘공원)  hay Sky Park. Trước đó rất lâu, công viên này từng là bãi rác thải , một nơi mà  không người dân Seoul nào muốn đến gần. Năm 2002 cũng là năm World Cup lần thứ 17 tổ chức ở Hàn Quốc và Nhật Bản là bước ngoặc lớn để thay đổi diện mạo cho công viên này, chính phủ thành phố này đã ra sức xây dựng và cải tạo công viên trở thành một trong những công viên rộng rãi và xinh đẹp nhất hiện nay. Công viên này bao gồm sân vận động Seoul World Cup  (월드컵경기장) , liền kề đó chia làm 6 khu vực nhỏ hơn.

Đảo Jeju - Khám phá những bí mật chỉ có ở trên đảo Đảo Jeju - Khám phá những bí mật chỉ có ở trên đảo

Haneul Park: Hàn Quốc tái sinh công viên từ bãi rác - Ảnh 1

Cánh đồng lau bên trong công viên Haneul thuộc Sangam-dong, Mapo-gu, Seoul mỗi một mùa lại mang đến một sắc thái khác nhau.

Mùa hè đã đến với công viên Haneul Sangamdong, du khách du lịch Hàn Quốc đến đây có thể nhìn thấy toàn cảnh Seoul.

Dưới cái nắng chói chang của những ngày hè tháng năm, cánh đồng lau với sắc lá xanh nhạt nhấp nhô như những ngọn sóng trước cơn gió nhẹ. Bãi cỏ trải dài tít tắp còn bầu trời trong xanh không một gợn mây.

Men theo con đường mòn ngoằn ngoèo giữa cánh đồng lau, bạn đến một đài quan sát được mệnh danh là “chiếc bát chứa cả bầu trời". Từ đây, một cái nhìn toàn cảnh Seoul mở ra trước mắt bạn. Về phía bắc bạn có thể thấy núi Bukhansan, trong khi ở phía đông, bạn có thể nhìn thấy sân vận động World Cup, núi Namsan, về phía nam bạn sẽ thấy sông Hangang, và về phía tây bạn sẽ thấy được Haengjusanseong (행주 산성, 幸 州 山城) tại thành phố Goyang-si.

 

Haneul Park: Hàn Quốc tái sinh công viên từ bãi rác - Ảnh 2

Tại đài quan sát nằm giữa công viên Haneul nơi được mệnh danh là ‘Chiếc bát chứa cả bầu trời’ bạn sẽ thấy toàn cảnh Seoul sẽ thu hết vào tầm mắt.


Haneul Park: Hàn Quốc tái sinh công viên từ bãi rác - Ảnh 3

Tại đài quan sát này nhìn về phía đông, bạn có thể nhìn thấy núi Bukhansan (trái) và Namsan Mountain (thẳng) và Namsan Tower.

 


Bên ngoài công viên nơi có các cây cao tỏa bóng mát như những cây sồi là nơi thích hợp để ngồi nghỉ. Dưới bóng mát, bạn có thể nhìn thấy sông Hangang và tòa nhà chọc trời của thành phố dọc theo bờ sông. Nhìn về phía đông là cầu Seongsan và cầu Yanghwa trải dài. Phía sau của cầu Yanghwa là toà nhà quốc hội tạo nên đường viền mờ nhạt.

Trong suốt mùa hè, bạn nên đến thăm công viên vào buổi chiều gần tối. Bạn có thể ngắm cảnh hoàng hôn và bầu trời đêm Seoul huyền ảo. Trong tháng 5 buổi tối, công viên vẫn mở cho đến 21:30 và từ tháng sáu đến tháng tám công viên vẫn mở cho đến 10:00 giờ tối Khách thăm được phép vào công viên cho đến 30 phút trước giờ đóng cửa.

 

 

 


Haneul Park: Hàn Quốc tái sinh công viên từ bãi rác - Ảnh 4

Sông Hangang và cầu Seongsan chụp từ công viên Haneul.

 

 


Haneul Park: Hàn Quốc tái sinh công viên từ bãi rác - Ảnh 5

Bãi lau rung rinh trong nắng gió mùa hè là hình ảnh tượng trưng cho công viên Haneul.

 

Hơn 10 năm trước, công viên World Cup từng là bãi rác thải lớn nhất của thành phố Seoul, được mệnh danh là bãi ruồi – nơi không ai muốn đến. Nhưng kể từ tháng 5/2001, chính quyền thành phố Seoul đã mang đến cho công viên World Cup một sức sống mới, một vận mệnh mới – một trong những khu dân cư đắt đỏ nhất thành phố cũng đã mọc lên bên cạnh công viên này.

Seoul được coi là một trong 10 thành phố có mật độ dân số cao nhất trên thế giới (theo thông kê năm 2010 cứ 1㎢ thì sẽ có 16.586 người sinh sống). Tuy nhiên với những ai đã đên và sinh sống tại Seoul bạn sẽ không thấy thành phố này ngột ngạt và tù túng như trong tưởng tượng. Bởi thành phố Seoul phát triển theo chiều cao và có hệ thống tàu điện ngầm, hệ thống hầm ngầm vô cùng hiện đại nên mọi hoạt động sinh hoạt cũng như di chuyển đều hết sức tiện lợi và nhanh chóng. Thêm một thế mạnh cốt lõi nữa, đó chính là cách mà chính phủ Hàn Quốc bảo vệ và giải quyết vấn đề vệ sinh môi trường trong thành phố.

Hệ thống những công viên, rừng Seoul, suối Cheonggyecheon, sông Hàn… chính là những lá phổi xanh giúp điều hòa không khí và nhiệt độ của thủ đô náo nhiệt này. Có một địa điểm sinh thái ngay trong lòng Seoul mà trong bài viết này TTHQ™ muốn giới thiệu đến các bạn – niềm tự hào của chính phủ Hàn Quốc trong việc xử lý vấn đề môi trường – đó chính là công viên World Cup.

Haneul Park: Hàn Quốc tái sinh công viên từ bãi rác - Ảnh 6

Lịch sử công viên

Ngoài cái tên công viên World Cup, người Hàn Quốc còn gọi công viên bằng cái tên gần gũi hơn là đảo Nanji. Cái tên này gắn bó chặt chẽ với lịch sử và nguồn gốc của công viên.

난지도 – Đảo Nanj. ‘난(蘭)’ có nghĩa là hoa lan, ‘지(芝)’ tiếng Hán cũng phát âm là “chi”, cũng là một loại cỏ Chi rất thơm. Nanji-do có nghĩa là Đảo ngát hương thơm như hoa Lan và cỏ Chi vậy. Những người đến thăm đảo Nanji ngày nay, mà không biết về lịch sử của đảo, không ai nghĩ đây chính là bãi rác của thành phố Seoul trong vòng 15 năm (từ năm 1987 – 2002).

Haneul Park: Hàn Quốc tái sinh công viên từ bãi rác - Ảnh 7

Người dân quận Mapo vẫn không quên được khung cảnh của đảo Nanji 30 năm trước. Theo như miêu tả của họ thì “cả một vùng bốc mùi hôi thối nên mỗi lần đi xe qua không ai dám mở cửa xe”. Đảo còn được “phong tặng” là đảo 삼다도- đảo có ba thứ nhiều nhất là bụi, ruồi và mùi hôi thối.

Những hình ảnh trước đây của Nanji

 

Haneul Park: Hàn Quốc tái sinh công viên từ bãi rác - Ảnh 8

Trước khi trở thành công viên sinh thái, Nanjido từng là bãi rác khổng lồ. Người dân nghèo quanh khu vực sống bằng nghề lượm rác.

Haneul Park: Hàn Quốc tái sinh công viên từ bãi rác - Ảnh 9

Trong vòng 20 năm, toàn bộ rác thái của thủ đô Seoul được đổ về đây, lớp này chồng lên lớp khác khiến cho môi trường xung quanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều người dân sống gần bãi rác đã phải chuyển nhà vì không chịu được mùi hôi thối và ruồi muỗi nơi đây.

Thế nhưng “nỗi ám ảnh” này đã được thay đổi kể từ dấu mốc năm 2002. Để chuẩn bị cho World Cup 2002, Hàn Quốc đã xây mới 10 sân vận động (SVĐ) tại các thành phố lớn như Busan, Daegu, Daejeon, Gwangju, Incheon, Jeongju, Seogwipo, Suwon, Ulsan và Seoul. SVĐ Sangam ở Seoul do tập đoàn Samsung trúng thầu với kinh phí 174 triệu USD được xếp vào loại hiện đại nhất với 64.000 chỗ ngồi. Nhìn từ xa, mái che SVĐ mang hình ảnh những cánh diều theo truyền thống Hàn Quốc. Nhìn từ trên cao, SVĐ lại mang hình tượng chiếc khay truyền thống mà người Hàn thường sử dụng trên bàn ăn.

Haneul Park: Hàn Quốc tái sinh công viên từ bãi rác - Ảnh 10

Ngay bên cạnh sân vận động chính là vị trí của đảo Nanjido, hay ngày nay được gọi bằng cái tên dễ nhớ hơn là công viên World Cup. Công viên World Cup cũng được xây dựng để kỷ niệm Vòng chung kết bóng đá World Cup FIFA Hàn Quốc – Nhật Bản. Công viên được bắt đầu khởi công tái tạo và xây dựng từ tháng 10 năm 1999 và hoàn thành vào ngày 1 tháng 5 năm 2002. Công viên Pyeonghoa (Hòa bình), công viên Haneul (Bầu trời), công viên Noeul (Hoàng hôn), công viên Nanjicheon (Thiên Lan Chi), Công viên Nanjihangang (sông Hán Lan Chi) là tổ hợp 5 công viên nằm trong công viên World Cup.

Haneul Park: Hàn Quốc tái sinh công viên từ bãi rác - Ảnh 11

Bản đồ toàn cảnh hệ thống công viên World Cup

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến dự án cải tạo bãi rác Seoul – Nanjido chính là vì hình ảnh của Hàn Quốc trong World Cup. Nhưng nguyên nhân sâu xa xuất phát tự nhận thức về vấn đề môi trường của chính phủ Hàn Quốc. Sau thời kì “phát triển thần kỳ”, mải mê sản xuất và xuất khẩu, giờ đây chính phủ Hàn Quốc mới nhận ra một chân lý: muốn phát triển bền vững và lâu dài thì trước hết phải cải thiện môi trường và phát triển dựa vào môi trường thiên nhiên. Và dự án này chính là niềm tự hào của cả chính phủ và người dân Hàn Quốc, thể hiện được ý chí của con người và hiệu quả của công nghệ tiên tiến. Công việc lấp đất lên bãi rác không được tiến hành một lần mà được tiến hành làm nhiều giai đoạn trong nhiều năm, kết hợp với việc xây dựng và quy hoạch cơ sở hạ tầng xung quanh công viên.

Haneul Park: Hàn Quốc tái sinh công viên từ bãi rác - Ảnh 12

Với diện tích rộng khoảng 3,471,090 ㎡ và hình dáng vuông vắn, tổ hợp công viên được xây dựng theo các Thema (chủ điểm khác nhau) ví dụ như: Khu hạt giống, Khu đồi lau sậy, Khu hồ sen, Khu sân golf, Khu cắm trại, Khu vườn thực nghiệm, Khu bảo tàng đom đóm và có cả nhà máy điện chạy bằng sức gió. Thêm một điều đặc biệt nữa là vì công viên được xây dựng với mục đích cải tạo sinh thái môi trường nên ở đây hầu như không có những công trình nhân tạo, các hàng quán bán rong. Tất cả những trang thiết bị trong công viên đều được hoạt động bằng nguồn điện do 8 chiếc cột điện phong có chiều cao 30m tạo ra, mỗi chiếc cho công suất điện 100kW. Ngoài ra, đống rác thải được nén chặt trong lòng công viên cũng đang trong quá trình phân hủy và tạo khí gas Methane. Khí gas này cũng được chuyển hóa thành điện năng để phục vụ sinh hoạt cho cả khu chung cư xung quanh công viên.

Haneul Park: Hàn Quốc tái sinh công viên từ bãi rác - Ảnh 13

Đi dạo trong công viên, bạn có thể dễ dàng gặp những ống hút gas như thế này. Theo thống kê, có khoảng 106 ống hút gas nằm rải rác trên công viên Noeul và công viên Haneul.

Ngoài ra, công viên cũng có cả bảo tàng và Khu thực nghiệm sinh thái với các lớp học tìm hiểu về động thực vật, tìm hiểu quy trình tái chế rác thải dành cho các em học sinh và các đoàn thể quan tâm. Các em học sinh Hàn Quốc có thể mang giấy lộn tới đây để đối lấy những chậu hoa nhỏ do ban quản lý công viên tặng. Đây là một hình thức “thu rác” vừa hiệu quả lại vừa giáo dục được các em ý thức bảo vệ môi trường ngay từ lúc nhỏ.

Haneul Park: Hàn Quốc tái sinh công viên từ bãi rác - Ảnh 14

Từ chỗ là bãi rác của thành phố, đảo Nanji đã biến thành một quần thể sinh thái với 970 loại động thực vật khác nhau

Theo những người bạn Hàn Quốc chia sẻ, vào thập niên 70-80 của thế kỷ trước, người Hàn Quốc chưa có ý thức đổ rác theo quy định và bảo vệ môi trường như ngày nay. Nhưng cùng với sự phát triển của các công trình xanh và nỗ lực giáo dục trong suốt thời gian qua, Hàn Quốc đã đang và tạo nên những lớp thế hệ biết yêu thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Hầu như tất cả mọi người Hàn Quốc đều không “nỡ” vứt rác bừa bãi, họ tìm đúng nơi đổ rác để vứt rác. Và không chỉ dừng lại ở việc đổ rác, mà việc thực hiện phân loại rác trong các khu chung cư cũng được thực hiện rất nghiêm túc. Việc đánh thuế nặng vào việc đổ rác (thể hiện qua việc mua túi đổ rác) có vai trò quan trọng trong việc giảm lượng rác thải trong thành phố.

Haneul Park: Hàn Quốc tái sinh công viên từ bãi rác - Ảnh 15

Các em học sinh Hàn Quốc trong một giờ học về thực vật tại công viên. Haneul Park: Hàn Quốc tái sinh công viên từ bãi rác - Ảnh 16

Đảo Nanji vào mùa xuân

Công viên World Cup – Từ bãi rác đến công viên sinh thái điển hình

Vào thu, những cánh đồng lau sậy rực đỏ trước hoàng hôn

Ấn tượng nhất trong công viên chính là khu cắm trại ở công viên Noeul (Hoàng hôn). Bạn có thể đến đây, thuê lều cắm trại và ngủ qua đêm tại công viên với gia đình, bạn bè vào những ngày cuối tuần đẹp trời. (tất nhiên để được cắm trại ở đây phải gọi điện để đăng ký chỗ và mượn các thiết bị cắm trại). Ngoài ra, vì công viên không có quán ăn nên hầu như mọi người phải chuẩn bị đồ ăn từ nhà.

Haneul Park: Hàn Quốc tái sinh công viên từ bãi rác - Ảnh 18

Cắm trại ở công viên Noeul

Haneul Park: Hàn Quốc tái sinh công viên từ bãi rác - Ảnh 19

Một bữa tiệc ngoài trời

Haneul Park: Hàn Quốc tái sinh công viên từ bãi rác - Ảnh 20

Sông Hàn lúc hoàng hôn, nhìn từ công viên Hoàng hôn (Noeul Park).

Để đến công viên, bạn có thể xuất phát từ sân vận động World Cup, đi qua cầu và đi lên công viên bằng hệ thống thang gỗ uốn quanh co hoặc lựa chọn cách đi xe bus. Ở điểm cao nhất của công viên, bạn có thể nhìn thấy núi Bukhansan, Namsan, tòa nhà 63 tầng, sông Hàn…

Haneul Park: Hàn Quốc tái sinh công viên từ bãi rác,haneul park han quoc tai sinh cong vien tu bai rac

Haneul Park: Hàn Quốc tái sinh công viên từ bãi rác,haneul park han quoc tai sinh cong vien tu bai rac
18 1 19 37 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==