Được biết đến là một hòn đảo núi lửa lớn nhất ngoài khơi với diện tích 1848 km², nằm ở eo biển Hàn Quốc, nên khí hậu quanh năm ôn hòa. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, hòn đảo này được thay áo với nhiều kiểu tên khác nhau phù hợp cho từng thời điểm. Còn Jeju là tên gọi gần đây nhất hiện nay, và cũng chính là kho tàng bí ẩn mà Chương trình Hàn Quốc sẽ chia sẻ tới các bạn.
Những địa điểm Check in Nổi tiếng Hàn Quốc
Những câu truyện truyền thuyết dân gian về Jeju.
Thần sáng tạo
Thần sáng tạo với sự khởi đầu của một thế giới, “Xưa kia, thế giới vốn nằm yên trong một khoảng thời gian dài tối tăm và hỗn loạn. Đến một hôm, bỗng nhiên từ trên cao xuất hiện một vệt sáng xé toạc màn đêm hình thành nên ranh giới giữa trời với đất, và nó đã trở thành ngày đầu tiên - tháng đầu tiên trong năm đầu tiên. Cũng kể từ đó, bầu trời xanh thẳm, sương mù tạo mây, mặt đất bắn lên những dòng nước lớn và mọi thứ nguyên thủy lẫn vạn vật bắt đầu hình thành. Nhưng được một thời gian, bầu trời lại tối sầm trở lại, lốm đốm trên cao những chấm điểm lấp lánh, thời gian cứ thế lại trôi đi, cho đến khi xuất hiện những tiếng gà gáy vang lên thì màn đêm lại biến mất. Thấy mọi vật không ngừng chuyển động theo một quỹ đạo đặc biệt, nên vị thần sáng tạo đứng từ trên cao tạo ra các thực thể khác để quản lý thời gian trên thế giới đó chính là mặt trời và mặt trăng”.
Nữ thần Seolmundae
“Có lẽ câu chuyện này đã xảy ra từ rất lâu rồi, khi ấy có một người phụ nữ khổng lồ tên là Seolmundae Halmang đã sử dụng chiếc váy của mình để mang những viên đá nhỏ tạo thành một khu vực nghỉ ngơi giữa vùng nước rộng mênh mông, và khu đất đó đã trở thành một hòn đảo lớn, nhưng trong quá trình vận chuyển, chiếc váy của bà đã bị thủng lỗ chỗ vài nơi khiến những mảnh vụn rơi ầm xuống nước, tạo nên các hòn đảo nhỏ cùng những bãi đá ven bờ.
Sau khi hoàn thành công việc, bà ngồi nghỉ ngơi ngay giữa khu vực, nhưng vì ở giữa có một hòn đá khá nhọn đã khiến bà cảm thấy không thoải mái, do đó bà đã ngồi dậy và nhấc phần nhọn của hòn đá đó, rồi quăng nó thật mạnh về phía Tây Nam. Hòn đá bị lõm xuống người ta gọi đây là núi lửa Halla, còn phần đá bị văng xa hình thành nên mỏm đá Sanbangsan ngoài biển.
Vì hình dáng to lớn của mình, mà hòn đảo lại hơi bé so với bà, nên mỗi lần chuyển mình khiến đôi chân đập mạnh xuống nước hình thành nên các con sóng lớn. Thời gian dần trôi đi, hòn đảo bỗng dưng từ đâu xuất hiện những sinh vật nhỏ bé trôi dạt tới, họ xây nhà, trồng nương để sinh sống. Đứng từ xa Seolmundae thấy những vật phẩm được tạo ra hàng ngày khiến bà có ý định tới gần thăm hỏi, nhìn thấy những bộ quần áo độc đáo trong khi chiếc váy của mình lại rách nát, bà bèn giao kèo với những con người bé nhỏ kia bằng cách sẽ xây cho họ một cây cầu nối liền giữa đảo với đất liền, còn họ sẽ phải may cho bà một bộ váy mới.
Thỏa thuận được diễn ra, bà đã xây xong cây cầu, nhưng họ lại không đáp ứng được yêu cầu của bà, khiến bà bực tức đập vỡ cây cầu thành nhiều mảnh. Tự tin với sức mạnh và vóc dáng của mình, bà thét lên rằng tất cả mọi thứ nhỏ bé ở đây bà đều có thể vượt qua, thế nên việc tìm đến một nơi khác - có những bàn tay thủ công tài giỏi - có thể làm được một chiếc váy mới cho bà là điều dễ dàng. Nhưng khổ một chỗ, khi bà tiến ra xa về phía biển thì bà đã bị thụt chân và chết đuối do không biết bơi, còn người dân đứng trên đảo dõi theo và hiểu ra một điều rằng - biển rộng mênh mông, nước sâu muôn trượng”.
Ngoài ra vẫn còn một cốt tích khác “Khi mọi thứ xung quanh vẫn được giữ nguyên, thì hòn núi Halla bị trũng xuống tựa như một nồi nấu ăn khổng lồ, bà đã sử dụng chúng để nấu những bữa ăn qua ngày, cho tới một hôm nọ sau khi thưởng thức bữa súp bà đã mang thai sinh ra hơn 500 người con. Họ lớn lên rồi trưởng thành từ những bữa ăn do bà nấu, thời gian trôi qua nồi súp càng ngày càng bị lún sâu xuống dưới, do bất cẩn nên bà đã bị ngã vào nồi, cho tới khi những người con của bà đi săn bắn trở về, mải miết lấy súp ngồi ăn vì đói, thì họ mới nhận ra rằng thân thể của mẹ mình là một phần của nồi súp. Quá đau lòng và thương tâm, họ đã khóc trong nhiều ngày, cũng kể từ đó họ luôn sống dựa vào những công việc săn bắn, trồng trọt và hái lượm chứ không màng tới hòn núi Halla”.
Ba nhà sáng lập đảo Jeju
“Ngày xửa ngày xưa, khi hòn đảo này chỉ là một hòn đảo hoang chưa có người sinh sống. Vì vẻ đẹp hoang sơ, trong lành nên bỗng dưng từ đâu xuất hiện ba vị thần hạ thế với các tên gọi Go, Yang và Bu. Họ đã sinh sống ở đây, bằng nghề săn bắn và hái lượm, cho tới một hôm khi tiến ra ngoài bờ biển, họ đã thấy một chiếc thuyền bị trôi dạt vào bờ, trên thuyền là ba nàng công chúa cùng những loại thực phẩm ngũ cốc lẫn gia súc, gia cầm. Vì cuộc sống lương tựa giúp đỡ lẫn nhau, nên ba mối tình đã được bén duyên, thời gian trôi qua họ đã trở thành ba gia đình đầu tiên sống trên hòn đảo”.
Và trên đây, chính là ba câu chuyện nói về truyền thuyết hình thành đảo Jeju ngày nay.
Những dữ kiện và thời điểm quan trọng trong quá trình hình thành của lịch sử.
Quá trình hình thành
- Quá trình hình thành do sự biến đổi của vỏ địa chất kết hợp với các yếu tố trong tự nhiên bao hàm cả sự tác động của nội lực và ngoại lực.
+ Khoảng 2 triệu năm về trước, hòn đảo Jeju được hình thành từ những hoạt động địa chất và hình thành các vết nứt, núi lửa.
+ Khoảng 1,2 triệu năm về trước, những dải mắc ma “Magma” được phun ra từ núi lửa rồi chảy ra ngoài biển, hình thành nên những khu vực giàu khoáng vật.
+ Khoảng 700.000 năm về trước, núi lửa phun trào dữ dội và ngừng hoạt động trong một khoảng thời gian dài.
+ Khoảng 300.000 năm về trước, núi lửa phun trào trở lại với diện rộng dọc theo các bờ biển.
+ Khoảng 100.000 năm về trước, ngọn núi lửa Halla đã được hình thành.
+ Khoảng 25.000 năm về trước, quanh núi Halla xuất hiện các vụ phun trào dữ dội, để lại nhiều khu vực giàu khoáng chất và quặng.
+ Tính đến nay, các hoạt động núi lửa tạm thời được dừng lại và hòn đảo Jeju trở thành một địa điểm thu hút nhiều bước chân khám phá, thăm quan tới đây.
Một số dấu mốc quan trọng trong lịch sử hình thành của đảo jeju
+ Hòn đảo này được gọi với rất nhiều tên gọi khác nhau, thế nhưng chỉ có hai cái tên thường được người ta nhắc đến đó là Tamna và Jeju có nghĩa là đảo quốc. Thoạt tiên, hòn đảo được gọi là Tamna bởi do quá trình định cư của những người từ xa đến đảo, chưa kể nó còn được biết đến là một khu vực thương mại với các tỉnh lân cận trong nước như Baekje, Goguryeo hay Silla, và còn là khu ngoại giao với Trung Quốc, Nhật Bản. Theo tiến hình của lịch sử, nó dường như trở thành một vương quốc biển độc lập, mãi sau này khi nó trở thành một vùng lãnh thổ của Hàn Quốc thì tên gọi của nó cũng đã được thay đổi “Jeju”.
+ Người dân trên đảo có xuất xứ như thế nào? Quay trở lại 500 năm về trước vào triều đại Chosen, Jeju vốn là một hòn đảo hoang, cho tới khi nó được tiếp đón bởi hơn 200 người bị lưu đày tới đây. Họ đã lương tựa cùng nhau xây dựng một ngôi làng nhỏ, rồi dần dần phát triển thành một khu vực hùng hậu về mặt kinh tế.
+ Bi kịch kinh hoàng mà Jeju phải gánh chịu ra sao, sự kiện này được diễn ra vào ngày 3 tháng 4 năm 1948 đến tháng 5 năm 1949. Nó là một dấu mốc quan trọng về lịch sử của hòn đảo, khi Jeju đã bị cướp đi hàng chục nghìn sinh mạng, 130 ngôi làng bị đốt cháy, mặc dù bi kịch này chỉ kéo dài có hơn 1 năm, nhưng những tàn dư của nó thì lại lên tới tận 7 năm.
+ Đảo Jeju còn được gọi là thị trấn gió, với Jeju ngoài phụ nữ và các khối đá ra thì gió cũng được coi là một nét đặc thù phong phú. Lý do chủ yếu của nó là do bốn mặt hòn đảo xung quanh toàn nước, không có các dãy núi cao ở giữa nên việc gió biển thổi vào với luồng khí mạnh là hiển nhiên. Bên cạnh đó, nếu để ý kỹ về kiến trúc nhà ở trong khu vực, thì người ta còn thấy mỗi ngôi nhà đều có một lớp đá được xếp chồng chéo lên nhau gọi là “Doldam”, chúng tạo ra những lỗ hổng để gió lùa qua mà không bị cản trở, khiến cho ngôi nhà trở nên vững chắc không bị lật đổ.
Những nghi thức Shamanistic đặc trưng trên đảo được truyền lại qua nhiều thế hệ
Nghi thức Dang Shamanistic
Nghi thức Dang Shamanistic, là hình thức tỏ lòng kính trọng tới các vị thần đã giúp đỡ họ trong nhiều năm qua. Nghi thức này được thực hiện ở Dang - nơi ẩn cư của các vị thần trên đảo, đến với khu vực này người ta sẽ được thấy những điệu nhảy truyền thống đan xen với tiếng trống tiếng đàn trước một cây cổ thụ và những tảng đá khổng lồ.
Nghi lễ Gut Shamanistic
Đây là một nghi lễ cầu may, mong muốn các vị thần ban phước cho họ một năm mùa màng bội thu, ngư dân ra khơi đánh cá thoát khỏi nguy hiểm, ngoài ra còn mong cho sức khỏe dồi dào, xua tan bệnh tật.
Lễ hồi giao mùa Shingugan
Đây là thời điểm kết thúc một năm cũ để đón chào một năm mới, những người dân trên đảo sẽ rửa dọn nhà cửa, sửa sang trang trí xung quanh nhằm mang lại những điềm lành. Ngoài ra, số lượng các vị thần trên đảo Jeju có tới gần 20.000 người, thế nên những việc làm của người dân trên đảo trong suốt một năm sẽ được các vị thần lương thiện báo cáo với đấng tạo hóa tối cao trên trời, một mặt còn tránh được những rắc rối từ các vị ác thần.
Những địa danh nằm trên đảo
Sau khi nắm bắt được những điểm quan trọng trong bề dày của lịch sử lẫn phong tục tập quán thì cũng đồng nghĩa với việc chúng ta đã chuẩn bị được 70% hành trang kinh nghiệm để tới hòn đảo Jeju, Và 30% còn lại chính là những địa danh nằm trên đảo sau đây.
- Ống dung nham dài nhất ở Jeju.
- Núi Seongsan Ilchulbong hay còn gọi là đỉnh mặt trời mọc.
- Làng dân gian Seongeup.
- Bảng tàng gấu Teddy Jeju.
- Jeju loveland, công viên điêu khắc các bức tượng với chủ đề về tình dục.
- Bảo tàng trà O’Sulloc.
Sau khi nắm bắt được những câu chuyện xoay quanh hòn đảo Jeju, lẫn những địa danh đáng để khám phá thì Chương trình Hàn Quốc nghĩ rằng nếu các bạn đặt chân tới Hàn Quốc thì đừng bỏ lỡ cơ hội đến thăm Jeju.