Nói đến ẩm thực, không thể không nhắc đến kim chi, một trong những món ăn đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của người dân nước này. Kim chi ở đây nổi tiếng và quan trọng đến mức nó đã trở thành biểu tượng, là tên gọi khác của cả đất nước xứ sở kim chi. Kim chi là hỗn hợp của các loại rau củ quả (chủ yếu là cải thảo, củ cải, dưa chuột…) và các loại gia vị (ớt, tỏi, hành, gừng, muối, đường…) lên men. Tất cả được phối trộn một cách hài hòa tạo với những gia vị đặc trưng, nên một món ăn với đầy đủ hương vị như chua, cay, mặn, ngọt.
Bungeoppang – Bánh cá Hàn Quốc được làm như thế nào
Kim chi được xem là biểu tượng ẩm thực và nét văn hóa của Hàn Quốc. Năm 2013, văn hóa muối kim chi của Hàn Quốc đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Tại Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước trong khu vực Đông Nam Á, mỗi người dân tiêu thụ trung bình từ 10-15 kg kim chi mỗi năm. Chỉ tính riêng tại đất nước Hàn Quốc, mỗi năm nước này tiêu thụ khoảng 400 tấn kim chi, nhiều hơn bất kỳ một loại rau nào khác trong chuỗi thực phẩm của đất nước này.
Theo lịch sử ghi chép lại, món kim chi được con người làm ra từ hơn 4.000 năm trước. Khoảng năm 2030 TCN, người dân đã biết cách ngâm bắp cải, cải thảo vào nước muối, để bảo quản loại rau này sau mỗi vụ thu hoạch. Cách làm này dần trở nên phổ biến khắp các nước ở châu Á như Trung Quốc, Mông Cổ, và Triều Tiên. Tuy nhiên, việc xử lý bắp cải được người dân Triều Tiên nâng lên tầng cao mới đầy độc đáo, qua nhiều cải tiến và sáng tạo để cho ra đời món kim chi như ngày nay.
Trong qúa khứ trước đây, tất cả phụ nữ Hàn Quốc sau khi kết hôn đều phải học cách làm kim chi dưới sự hướng dẫn của những bà mẹ chồng. Gia vị và công thức làm kim chi đặc biệt của gia đình sẽ được truyền lại qua các thế hệ nàng dâu. Thậm chí, người dân ở đây còn tin rằng kỹ năng làm và bảo quản kim chi được coi là thước đo để đánh giá phẩm hạnh và khả năng của người phụ nữ. Tuy nhiên ngày nay, do cuộc sống bộn bề, phụ nữ hiện đại ít có thời gian để làm kim chi theo cách truyền thống.
Ngày nay, kim chi là loại thực phẩm “đa năng” nhất, có thể dùng làm nguyên liệu chế biến thành nhiều món ăn, hay đơn giản là ăn trực tiếp trong các bữa ăn của người Hàn Quốc. Có tới hơn 100 loại kim chi, không chỉ phổ biến ở Hàn mà còn được ưa thích tại rất nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia láng giềng trong khu vực châu Á. Mặc dù không ai có thể xác định được kim chi là một loại dưa chua hay salad, nhưng hương vị của nó đủ để chinh phục những người sành ăn nhất và giúp kích thích vị giác trong những bữa ăn một cách khá đặc biệt.
Hình ảnh món kimchi cay cay ngon miệng xuất hiện trong phim truyền hình, chương trình truyền hình thực tế, các game show góp phần quảng bá món ăn này ra thế giới. Thậm chí, khi đi khám phá Hàn Quốc bạn sẽ được chiêm ngưỡng cả một bảo tàng Kim chi, Quỹ Kim chi, Viện Nghiên cứu Kim chi và đưa hẳn bộ môn khoa học về kim chi vào chương trình học tại các trường đại học và cao đẳng.
Theo thống kê, có hơn 100 loại kim chi được làm từ những nguyên liệu chính khác nhau, một số lại thường gặp như : Baechu-kimchi (kim chi cải thảo), Kkakdugi (Kimchi củ cải), Nabak-kimchi (Kimchi nước), Oi-so-bagi (Kim chi dưa chuột), Yeolmu-kimchi (Kim chi củ cải non mùa hè), Bo-kimchi (kim chi cuộn), Pa-kimchi (Kimchi hành lá), Got-kimchi (kimchi lá cải Ấn độ), Dongchimi (kimchi nước củ cải), Chonggakmu-kimchi (kimchi làm bằng toàn bộ củ cải),…Những loại kim chi này sẽ được chúng tôi giới thiệu cụ thể hơn trong bài viết kì sau, bạn đừng bỏ lỡ theo dõi thông tin của Chương trình Hàn Quốc để đọc được những bài viết thú vị về đất nước Hàn Quốc tuyệt vời nhé.