==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Một tài sản văn hóa phi vật thể được lưu diễn ở nhiều nơi khác nhau trên đất nước Hàn Quốc. Đó là một đoàn kịch lưu động với các thành viên chủ yếu là nam giới, trình diễn các tiết mục nghệ thuật độc đáo khác nhau bao gồm “Nhào lộn, ca hát, nhảy múa hay diễn hài”, tô điểm cho bầu không khí vui nhộn là những tiếng chiêng tiếng trống inh ả. Để biết thêm về những điều kỳ lạ của đoàn nghệ thuật này, thì các bạn hãy cùng Chương trình Hàn Quốc chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn một chút về họ.

Đa Dạng Văn Hóa Mì Lạnh Hàn Quốc Đa Dạng Văn Hóa Mì Lạnh Hàn Quốc

 

Nghệ thuật đường phố Namsadang Nori - Ảnh 1

Thoạt tiên phải nói về xuất xứ nguồn gốc, thời điểm xuất hiện của nhóm kịch này có lẽ là từ triều đại Joseon, họ thành lập một cách tự phát giữa những người có cùng sở thích, đi lang thang trên khắp các khu chợ làng mạc biểu diễn để kiếm tiền. Tiền thân về đội hình hoành tráng này chỉ toàn là nam giới, nhưng do một vài yếu tố đặc biệt nên họ đã phá lệ chấp nhận một vài nữ giới, bên cạnh những điều khoản “Tóc ngắn ngang vai, thể hiện cá tính, phong cách chững chạc Tomboy”.

Tính đến nay thì số lượng thành viên trong đoàn kịch đã tăng lên khoảng 50 người với mọi lứa tuổi gần sát nhau. Thế nhưng, họ lại được chia ra làm nhiều nhóm khác nhau, tương ứng với những màn trình diễn đặc trưng và kinh nghiệm thuần thục. Hay nói cách khác, bộ phận đoàn bao gồm “Các nghệ sĩ cao cấp và những người học việc”. Chạy theo một chặng đường dài cùng thời gian để tồn tại, thế nên các nội quy luật lệ được đưa ra khá nghiêm ngặt. Thông thường, họ luôn tôn trọng và biết hơn đoàn kịch đã cho họ một ngồi nhà, bởi vì hầu hết các diễn viên trong đoàn là những đứa trẻ mồ côi, lang thang cơ nhỡ được người ta nhặt về dạy bảo.

Tìm hiểu một chút về thân thế và lai lịch của đoàn cũng đã cho chúng ta một cách nhìn thiện cảm về họ. Còn bây giờ sẽ là hòa mình tìm hiểu những tác phẩm mà họ mang lại.

1. Pungmul Nori, là màn chào hỏi hay món khai vị, sự xuất hiện bất ngờ của một nhóm nhảy, kết hợp cùng với âm thanh từ các nhạc cụ sẽ làm cho bầu không khí nhộn nhịp hơn. Đó là một sự hỗn tạp về âm thanh, còn các diễn viên thì thả mình trong từng điệu nhảy.

 

Nghệ thuật đường phố Namsadang Nori - Ảnh 2

2. Benoa Nori, đây là màn biểu diễn quay đĩa, họ thường sử dụng một thanh gậy nhỏ và dài, phía trên là một chiếc đĩa quay tròn với vận tốc nhanh dần đều. Với những kỹ năng khó hơn, thì người ta còn tung hứng chiếc đĩa bay xung quanh người. Để đạt được điều này, thì không ít những món đồ tập luyện đã phải vỡ vụn thành từng mảnh.

 

Nghệ thuật đường phố Namsadang Nori - Ảnh 3

3. Salpan, chính là những màn nhào lộn dưới mặt đất. Nhưng điều đặc biệt lại nằm ở chỗ, họ vừa nhào lộn vừa nói ra những câu hài hước bên cạnh tiếng nhạc, nghe có vẻ gần giống như việc đọc Rap, hoặc là Rap Vè.

 

Nghệ thuật đường phố Namsadang Nori - Ảnh 4

4. Eoreum, nó là một màn biểu diễn sẽ khiến cho người xem phải nghẹt thở, bởi các diễn viên sẽ phải thể hiện động tác thăng bằng khéo léo của mình trên một đoạn đường dây mỏng, đan xen cùng với những động tác khiêu vũ trên dây hay vừa đi vừa hát, đôi khi từng bước đi của họ lại bị chi phối bởi những tiếng trống “Tùng 1 bước - tùng tùng 2 bước - Keng là phải dừng lại”.

 

Nghệ thuật đường phố Namsadang Nori - Ảnh 5

5. Deotboegi, những tiếng cười sẽ thay thế cho bầu không khí nghẹt thở từ những pha mạo hiểm, bởi vì đây là màn hài kịch của các diễn viên, họ sử dụng những chiếc mặt nạ châm biếm dí dỏm, pha cười cho quần chúng.

 

Nghệ thuật đường phố Namsadang Nori - Ảnh 6

6. Deolmi, là màn trình diễn cuối cùng, đó là những con rối được trang điểm với nhiều khuôn mặt trang trí khác nhau, thể hiện những câu chuyện châm biếm trong cuộc sống xã hội. Có lẽ đây sẽ là món khoái khẩu của những người đứng xem, bởi họ sẽ được thưởng thức các câu chuyện hài hước thông qua cảm nhận của từng người về những điều thị phi hay bất cập. Số lượng rối được sử dụng trong một lần trình diễn là 40 con bên cạnh 10 đạo cụ cầm tay khác.

 

Nghệ thuật đường phố Namsadang Nori - Ảnh 7

Và đó chính là các tác phẩm của đoàn kịch, có lẽ cần phải nói thêm về một thủ lĩnh đặc biệt trong đoàn là Baudeogi, tên thật của cô là Kim Amdeok, sinh ra trong một ra gia đình nghèo, và tham gia đoàn kịch khi mới chỉ có 5 tuổi. Nhờ khả năng diễn xuất ngoạn mục trong các tiết mục nên đã được tất cả thành viên bình chọn là người lái tàu. Do đó, tất cả các màn trình diễn ở trên đều thể hiện được những tinh thần nhiệt huyết gửi tới khán giả.

Theo một số thông tin mà Chương trình Hàn Quốc ghi nhận, thì đoàn kịch đã được tái thiết lập ở Anseong, cũng chính là nơi hình thành nên Namsadang đầu tiên, với mục đích để bảo tồn một di sản văn hóa phi vật thể. Và chúng được diễn ra thường xuyên vào các ngày thứ 7.  
 

Nghệ thuật đường phố Namsadang Nori

Nghệ thuật đường phố Namsadang Nori
61 6 67 128 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==