Dân gian ta đã có câu “Lễ cả năm không bằng rằm tháng giêng” đủ để thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa của tết nguyên tiêu trong tiềm thức mỗi người dân Việt. Tết nguyên tiêu mang tới cho con người ta không khí linh thiêng và trang nghiêm vô cùng.
Những Phong Tục Đặc Sắc Dịp Tết Trung Thu Ở Hàn Quốc
Dân gian ta đã có câu “Lễ cả năm không bằng rằm tháng giêng” đủ để thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa của tết nguyên tiêu trong tiềm thức mỗi người dân Việt. Tết nguyên tiêu mang tới cho con người ta không khí linh thiêng và trang nghiêm vô cùng.
Rằm tháng Giêng hay còn được gọi vưới cái tên khác là Tết Nguyên Tiêu là một ngày lễ cổ truyển bắt nguồn từ Trung Quốc. Lễ hội trăng rằm từ giữa đêm 14 (đêm trước trăng rằm) trọn ngày 15 (ngày rằm) cho đến nửa đêm 15 (đêm trăng rằm) của tháng giêng Âm lịch. Cũng là ngày rằm quan trọng trong năm nhưng Tết nguyên tiêu có đặc điểm rất riêng:
1. Tết Nguyên Tiêu là một ngày lễ tết có sự pha trộn văn hóa tín ngưỡng giữa Việt Nam và Trung Quốc . Trải qua hàng ngàn năm, từ nguồn gốc Trung Hoa, người Việt đã cải hóa và biến Tết Nguyên Tiêu thành một ngày Tết mang đậm bản sắc riêng của dân tộc mình và thấm nhuần tinh thần Phật pháp.
2. Tết Nguyên Tiêu cũng gọi là Nguyên Tịch, Nguyên Dạ còn gọi là Tết Thượng Nguyên. Nguyên tiêu được hiểu là đêm trăng đầy đặn nhất của tháng đầu tiên của một năm mới, cũng chính là ngày rằm tháng giêng. Đêm trăng tròn và sáng nhất chính là sự khởi đầu cho một năm mới tràn đầy sức sống của tiết trời ấm lành mùa xuân.
3. Hầu hết với các ngôi chùa ở Việt Nam, ngày tết nguyên tiêu được xem là ngày để tổ chức lễ cầu cho quốc thái dân an, cầu an lành khỏe mạnh, no đủ và thịnh vượng cho đất nước. chính bởi vậy ngày Rằm tháng Giêng ngày càng có nhiều người dân tìm đến lễ phật ở những ngôi chùa từ thành thi cho tới nông thôn.
4. Lễ hội lồng đèn: Về những tập tục của Tết nguyên tiêu bắt nguồn từ Trung Quốc với lễ hội rước đèn vô cùng long trọng. Có lẽ vì vậy mà nhiều nơi gọi tết Nguyên tiêu là lễ hội đèn lồng.
5. Tết muộn: Dư âm của những ngày Tết Nguyên Đán vẫn còn và nhiều gia đình vẫn tiếp tục ăn Tết, mọi người vẫn ăn Tết muộn bằng cách gói bánh chưng, chơi mai, đào nở muộn. Đây cũng là dịp để những người không may đau yếu vào đúng dịp Tết, sau Tết đã hồi phục trở lại hoặc nhiều gia đình tang ma có người chết vào dịp Tết Nguyên Đán, được ăn tết “bù”...
6. Kết thúc tháng ăn chơi: Sau một năm lao động vất vả, người dân tự thưởng cho mình một thời gian ngắn để nghỉ ngơi, du xuân, quây quần bên gia đình trước khi quay lại với công việc cũ. Tết Nguyên Tiêu đánh dấu sự kết thúc tháng “ăn chơi” để bắt tay vào công việc của một năm mới.
7. Dâng sao giải hạn: Trong phong tục cổ truyền Việt Nam đây là ngày rằm lớn và quan trọng trong năm, là dịp để người dân lên chùa cúng sao giải hạn, ước nguyện cho năm mới với nhiều điều tốt lành.